2 Phương Pháp Top-Down và Bottom-Up Giúp Bạn Nghe Hiệu Quả.

top-down và bottom - up

Giới thiệu 2 phương pháp nghe Bottom – Up và Top-Down.

Trong series “Bàn về cách Nghe” này, Bunny sẽ giải đáp một số băn khoăn của các bạn khi học IELTS Listening:

Tại sao em nghe được mà cứ không làm bài được ấy ạ? (Linh, lớp Advanced)

Cô ơi có nên học chép chính tả không ạ? (Trang, lớp Giao tiếp)

Nghe mấy shows như Friends xong thì có nghe IELTS được không ạ? (Mai, lớp IELTS Foundation)

Cô ơi em làm mãi dạng bài Multiple Choice mà vẫn sai, có tips nào không ạ?

(P/s: Bunny sắp ra video dạng Multiple Choice vào cuối tuần này, hướng dẫn step-by-step luôn, mọi người theo dõi nhé )

Trong bài này, Bunny sẽ giới thiệu với mọi người 2 phương pháp Nghe, cách làm và đối tượng nên Nghe của từng phương pháp đó là Top-Down và Bottom – Up.  Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 2 phương pháp này sẽ hỗ trợ gì cho chúng ta khi nghe nhé.

Xem thêm

Học tiếng anh giao tiếp cho người bắt đầu từ con số 0

Kinh nghiệm tự học IELTS 8.0 cho người mới bắt đầu.

Nghe từ dưới lên (BOTTOM – UP)

Ở kỹ thuật này, người học tập trung “giải mã” từng đơn vị nhỏ nhất của bài Nghe như phân biệt các âm, nhận diện từ vựng, kỹ đến từng Article (a, an, the) hay giới từ (to,for…), cuối cùng là hiểu ý nghĩa của cả câu hoặc cả đoạn văn. Chép chính tả chình là thuộc vào kỹ thuật nghe Bottom-Up này.

Ví dụ như trong câu: “The Internet is one of the most popular forms of technology”, thì người nghe sẽ bắt đầu tiếp nhận từng âm thanh đơn lẻ như “Internet”, “one”, “most popular”, “forms”, “technology” …, và liên tục giải mã từng từ như vậy cho đến khi tạo thành một câu có ý nghĩa. Nghe và Hiểu bị tách bạch, nên quá trình này khá tốn thời gian (phải nghe nhiều lần, hoặc phải nghe 1 lúc mới hiểu), vì vậy nên kỹ thuật nghe từ dưới lên (Bottom-Up) này chỉ phù hợp với những người mới bắt đầu nghe.

bottom-up
Phương pháp nghe Bottom-Up

Phương pháp nghe Bottom-Up áp dụng rất tốt cho người mới bắt đầu là do lượng từ giới hạn và khả năng bắt âm kém, người đọc không thể Nghe mà hiểu ngay, cần làm từng bước để chuyển những chuỗi âm thanh thành một thông điệp có ý nghĩa.

Dạng bài nên được sử dụng cùng kỹ thuật nghe Bottom-Up này là các dạng Completion (điền vào bảng, hình, Notes…), Tìm lỗi sai (Find mistakes), Hoàn thành cuộc hội thoại (Complete a dialogue), Xác định vị trí trên bản đồ/ biểu đồ (Label a map/ diagram). Trong bài thi IELTS thì những dạng này thường là rơi vào một số phần dễ của Section 1 hoặc Section 2

Nghe từ trên xuống (TOP-DOWN)

Phương Pháp Top- Down là gì?

Đây là phương pháp nghe mà người học sử dụng kiến thức về một lĩnh vực đã có để nghe hiểu những thông tin xuất hiện trong bài nghe. Kỹ thuật này sử dụng đối với người nghe có trình độ trung cấp trở lên, khi đã có một lượng từ vựng và khả năng bắt âm nhất định.

top-down
Phương pháp nghe Top-Down

Những từ vựng highlight như trên tượng trưng cho những từ mà người nghe trung cấp nghe được. What (cái gì), problem (vấn đề), these studies (những nghiên cứu này), do you think (bạn nghĩ sao) → bạn nghĩ đâu là những vấn đề của những nghiên cứu này?

I think (tôi nghĩ), because (bởi vì), cases (những trường hợp), data (dữ liệu), collected (được thu thập), one sibling (một người anh chị em), per family (trong mỗi gia đình) …. → hiểu ý nghĩa của câu: lý giải nguyên nhân là do dữ liệu chỉ lấy từ một người anh chị em trong gia đình.

Với phương pháp nghe Top-Down thì người nghe chỉ cần căn cứ trên những từ Content Word (từ vựng mang nội dung) thường được nói rõ và nhấn mạnh như trên, người nghe có thể nắm được một phần nội dung được nhắc tới mà không phải hiểu từng từ. Trong trường hợp này chép chính tả là không cần thiết và tốn thời gian, vì những phần thông tin không nghe được thì người nghe có thể tạm thời tự điền vào để hiểu, còn kỹ hơn thì có thể nghe thêm vài lần nữa và đọc Script là nắm được thông tin của bài Nghe.

Nghe Top-Down là kỹ năng nghe rất quan trọng trong quá trình giao tiếp tiếng Anh, vì ngay cả những người học tiếng Anh lâu năm cũng không thể biết hết các từ trong ngôn ngữ. Sử dụng phương pháp “top-down” cho phép người học liên hệ với kiến ​​thức đã biết của chủ đề mà họ đang nghe để dự đoán nghĩa của những từ mà họ không biết, đồng thời tiếp nhận thông tin không bị gián đoạn.

Thường những từ mà người nghe theo kỹ thuật Top-down nghe được sẽ phụ thuộc vào 1. Khả năng nghe của họ và 2. Sự phát âm rõ và nhấn nhá trong Audio.

Đó là những từ nghe được, vậy để hiểu được thì phụ thuộc vào yếu tố nào? Ở đây Bunny muốn nói về hai mảng kiến thức nền tảng khi Nghe:

Background Knowledge (nền tảng kiến thức): Những topic quen thuộc mà người nghe biết thông qua sách vở, báo chí, đài mạng, TV, Internet… Nếu chúng ta có nền tảng kiến thức này tốt thì ngay cả trong trường hợp nghe yếu thì chúng ta cùng dùng những kiến thức nền này để fill in (điền vào) những phần không nghe được và vẫn hiểu nội dung bài Nghe.

Background language (nền tảng ngôn ngữ): Kiến thức liên quan đến từ vựng, ngữ pháp và âm học. Có nhiều trường hợp các bạn đọc Script thấy không có từ mới, mà tại sao chúng ta nghe không ra? Đó là vì chúng ta biết từ dưới dạng chứ viết, trong khi bài Nghe là về mặt âm thanh, hay nói cách khác là ngữ âm. Ngoài vấn đề hệ thống phiên âm quốc tế IPA, chúng ta còn cần xử lý về mặt âm tiết (Tiếng Anh có đa âm tiết (multi-syllable), có trọng âm (stress), ngữ điệu lên xuống (intonation), âm cuối (ending sounds), cắt giảm (reductions), phủ định (shouldn’t, couldn’t).

Trong hai nền tảng này thì Bunny tin là Background Knowledge (nền tảng kiến thức) của mọi người, trừ các em học IELTS quá sớm từ cấp 2, thì đều khá tốt, vì đã học qua phổ thông và thường xuyên coi mạng, báo đài. Vậy thì vấn đề lớn nếu bạn chưa nghe được, trong phần lớn trường hợp, là Background language (nền tảng ngôn ngữ).

Bunny đã giới thiệu cho các bạn 2 phương pháp nghe là Bottom – Up và Top-Down. Các bạn hãy dựa vào trình độ hiện tại của mình để vận dụng kỹ năng nghe phù hợp nhé.

Vậy Bunny tạm trả lời băn khoăn của một số bạn nêu ra ở đầu bài Post như sau:

Tại sao em nghe được mà cứ không làm bài được ấy ạ? (Linh, lớp Advanced)

Em đang nghe kiểu Top-down, sẽ có những từ keywords e nghe được, cái này đủ để e có cảm giác mình nghe hiểu, tuy nhiên còn nhiều từ khác em chưa nghe được, và e khắc phục việc này bằng cách để não tự điền nội dung thêm vào. Nghe như vậy là chưa đủ để làm bài IELTS, đặc biệt các dạng bài khó như Multiple Choice hay Matching vì bài thi yêu cầu e nghe được hầu hết nội dung bài. Bài thi IELTS khá chi tiết chứ k chỉ dừng lại ở việc nghe hiểu chung chung.

Cô ơi có nên học chép chính tả không ạ? (Trang, lớp Giao tiếp)

Nghe chép chỉnh tả là cách nghe Bottom-up, phù hợp với những người mới bắt đầu nghe. Em đang học lớp Giao tiếp cơ bản, vậy em nên học theo phương pháp này trong 1-2 tháng sẽ thấy khả năng bắt âm tốt hơn, từ đó hỗ trợ cho nội dung Nghe và Nói trên lớp.

nghe chép chính tả
Nghe chép chính tả

Nghe mấy shows như Friends xong thì có nghe IELTS được không ạ? (Mai, lớp IELTS Foundation)

Cái này còn tùy thuộc vào định nghĩa “nghe được” của em. Nếu chỉ là nghe loáng thoáng hiểu nghĩa theo phim thì chưa chắc nghe được IELTS, vì nhiều phim hài như Friends có đoạn hội thoại ngắn (Bài Nghe IELTS thì nội dung dài), dùng nhiều từ lóng, thành ngữ (bài Nghe IELTS Listening thì khá học thuật nên ít phần này). Nếu em còn nhiều thời gian rồi mới thi thì xem RẤT RẤT tốt và bổ trợ được cho cả Nghe và Nói, nhưng nếu thi ngay thì nên ôn bài Nghe IELTS sẽ trực tiếp nâng điểm Nghe hơn.

Cô ơi em làm mãi dạng bài Multiple Choice mà vẫn sai, có tips nào không ạ?

Theo cô Multiple Choice là dạng khó nhất trong Nghe IELTS luôn ý. Thứ nhất, cô nghĩ e nên tối ưu số điểm ở các dạng dễ hơn như Matching hoặc Map trước, sau đó quay lại Multiple Choice sau. Thứ hai, dạng này đòi hỏi em vừa phải nghe Top-down nhiều để có thể hiểu được nội dung Nghe dài, vừa yêu cầu em có kỹ thuật Nghe theo dạng bài IELTS tốt (xử lý paraphrase và quyết định đúng/sai ngay khi Nghe). Cụ thể thì em đợi video dạng Multiple Choice của cô ra vào cuối tuần này nhé, cô sẽ hướng dẫn step-by-step luôn. hihi.

Tham khảo cách mình tự học ngày xưa: https://bit.ly/Cau-chuyen-tu-hoc-ielts-cua-Bunny

Trong quá trình sử dụng tài liệu của SYM, bạn cần hỗ trợ bạn có thể liên hệ Fanpage SYM English để nhận hỗ trợ nhanh nhất từ SYM.

Để có thêm nhiều tài liệu học IELTS các bạn vào Group Facebook để tải!

Đăng ký kênh youtube : https://bit.ly/dang-ky-kenh-SYM để xem nhiều video có ích giúp bạn tăng band điểm.

SYM English chúc bạn học IELTS thật tốt với 2 phương pháp nghe Bottom – Up và Top-Down.

Ms. Nguyen Thi Thu Huong, IELTS 8.0.

Từ khóa liên quan: Mô hình Top-down, Top-down nghĩa là gì,Bottom up nghĩa la gì, Top-down and bottom-up listening

Lịch khai giảng Liên hệ Học thử